BỆNH TIỂU ĐƯỜNG, NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO LÀ HỢP LÝ

Theo thống kê của hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2019, trên thế giới có khoảng 463 triệu người mắc đái tháo đường và đang tăng dần trong những năm tiếp theo. Bệnh tiểu đường được coi là “đại dịch không lây” đáng báo động bởi các nhà khoa học tính được cứ mỗi giờ có thêm 1000 bệnh nhân mới mắc tiểu đường và cứ mỗi 8 giây có 1 người tử vong do căn bệnh này. Số người mắc chiếm 8,8% dân số thế giới.

Với Việt Nam, theo số liệu thống kê bệnh tiểu đường 2017, Bộ Y tế cho biết nước ta có 3,53 triệu người đang mác bệnh và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Với con số này Việt Nam đang là nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng tiểu đường cao nhất thế giới.

Những con số trên đang báo động tình trạng bệnh tiểu đường nước ta đang trong giai đoạn đáng lo ngại. Vậy bạn đã chuẩn bị những thông tin gì cho bản thân để hiểu thêm và phòng tránh bệnh hiệu quả.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng, nổi bật bởi sự tăng lượng đường trong máu so với mức trung bình. Nguyên nhân là do thiếu hụt insulin , kháng insulin hoặc cả hai trong cơ thể, gây ra rối loạn trong quá trình chuyển hóa đường, protein, mỡ và khoáng chất.

Khi chúng ta đã mắc bệnh tiểu đường, tức đã bị rối loạn chuyển hóa khiến cho lượng đường từ thực thẩm đưa vào sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng dẫn đến việc đường trong máu tăng dần.

Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh hiểm nghèo như suy thận, tai biến mạch máu, mù mắt và một số bệnh lý quan trọng khác.

BẠN ĐANG BỊ TIỂU ĐƯỜNG LOẠI NÀO?

Tiểu đường type 1: Do sự bất thường của tế bào β đảo Langerhans làm giảm tiết ra hormon insulin hoặc là không tiết ra gây nên nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng này chủ yếu ở trẻ em và người trẻ ( dưới 20 tuổi), chiếm khoảng 5-10% tổng số người bị đái tháo đường. Nguyên nhân loại 1 các bác sĩ cho biết chưa xác định, Họ cho rằng đây chủ yếu do dui chuyền kết hợp với các tác nhân ,môi trường.

Tiểu đường type 2: Khác với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 chủ yếu nhóm người có độ tuổi trên 40 và là type phổ biến nhất chiếm 90-95% số ca mắc. Ở loại này nguyên nhân được xác định tuyến tụy tiết ra insulin, sự giảm sút trong chức năng của insulin hoặc khả năng của cơ thể tiếp tục sử dụng insulin bị giảm sút. Điều này dẫn đến tăng độ đái tháo đường. Nguyên nhân được xác định rõ nhưng vẫn có mối liên hệ đến tiểu đường.

Các nguy cơ tiềm ẩn của type 2 bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: có bố, me, anh, chị, em ruột mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiền sử cá nhân
  • Tiền sử tim mạch do xơ vữa động mạch
  • Hoạt động thể lực ít
  • Thừa cân, béo phì
  • Rối loạn dung nạp đường hoặc rối loạn đường huyết đói
  • Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
Những triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường

Tiểu đường thai kỳ

 Ngoài hai loại chính trên còn một loại phổ biến xảy ra khi phụ nữ mang thai gọi là tiểu đường thai kỳ. Trong giai đoạn này quá trình sản xuất hoocmon nữ bởi nhau thai tác động lên thể insulin để vượt qua sự kháng này, dẫn đến tăng đường máu trong thời gian mang thai.

TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH

Đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh:

  • Tiểu nhiều: nồng độ glucose trong máu cao dẫn đến lượng glucose trong nước tiểu cao, vượt quá ngưỡng hấp thu của thận.
  • Uống nhiều nước: Khi cơ thể mất nước và thường xuyên đi tiểu sẽ gây ra cảm giác khát nước.
  • Ăn nhiều: Do cơ thể không sử dụng đường trong thức ăn chuyển hóa thành năng lượng nên cơ thể sẽ nhanh đói.
  • Gầy: mặc dù ăn nhiều nhưng chất đường vẫn không được hấp thu nên phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ. Vậy nên người bệnh thường gầy còm, xanh xao.

CHẨN ĐOÁN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Đo Glucose huyết tương lúc đói

  • Khi FPG ≥ 126 mg/dl hoặc 7 mmol/L, đây được xem là biểu hiện của bệnh tiểu đường.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường đa dạng. Tuy nhiên điều quan trọng nhất ở mọi thể loại tiểu đường là sự thay đổi trong lối sống chế độ ăn hằng ngày đều ảnh hưởng đến tình trạng bệnh

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với sự hướng dẫn của bác sĩ. Kiêng ăn đường và đồ ngọt , hạn chế hút thuốc và uống rượu bia. Ăn nhiều rau xanh và thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
  • Tập luyện đều đặn
  • Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ sẽ đề xuất sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết.
  • Kiểm soát đường huyết tại nhà: Đo và theo dõi đường huyết thường xuyên để có phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
Thực phẩm nên ăn và không ăn khi mắc bệnh tiểu đường.

PHÒNG NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Ngoài những phương pháp điều trị bệnh chúng ta có thể sử dụng thêm một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe để cải thiện chỉ số đường huyết trong máu

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe “Viên An Đường Vương” với chiết xuất từ các thảo dược như: dây thìa canh, Giảo cổ lam, Cỏ cari, Nấm linh chi, Huyền sâm, Cao nhàu, Mướp đắng, kết hợp với L-glutamine, các loại vitamin b. Giúp hỗ trợ chuyển hóa đường và cải thiện chỉ số đường huyết.

 

.
.
.
.