U tuyến giáp là bệnh thường gặp, là một tuyến nội tiết quan trọng có hình con bướm ở vùng cổ của nó và sản xuất ra hormone giúp điều hòa chuyển hóa các chức năng của cơ quan trong cơ thể. Bệnh nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mắc.
Vậy u tuyến giáp có biểu hiện gì? Làm sao để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả, tránh phải mổ? Để trả lời thắc mắc trên, mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Biểu hiện của u tuyến giáp
Trong hầu hết các trường hợp biểu hiện của u tuyến giáp thường rất nghèo nàn, thậm chí là không có triệu chứng. Đa số các trường hợp được phát hiện khi khám bệnh như khám sức khỏe định kì hoặc xét nghiệm hình ảnh như chụp CT, siêu âm. Nếu không phát hiện sớm hoặc phát hiện mà điều trị không đúng cách có thể xảy ra các tình trạng như sau:
- Phát hiện thấy cổ to, hoặc tự sờ thấy khối ở cổ: Nếu kích thước khối u tuyến giáp lớn, người bệnh có thể tự sờ thấy hoặc soi gương sẽ nhận ra sự khác thường.
- Khó nuốt hoặc nuốt nghẹn: Khối u càng lớn có thể chèn khí quản hoặc thực quản gây ra sự đau hoặc nghẹn khi nuốt.
- Đau ở cổ: Khối u tuyến giáp phát triển nhanh có thể chèn ép lên dây thần kinh gần tuyến giáp gây đau hoặc khó chịu ở cổ.
- Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói: U tuyến giáp kích thước lớn có thể chèn lên dây thanh quản gây khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói.
Một số trường hợp khối u gây ra các triệu chứng bệnh lý cường giáp: Run tay, nhịp tim nhanh, tăng tiết mồ hôi, buồn nôn.
Nguyên nhân gây u tuyến giáp
Đến nay việc xác định nguyên nhân gây ra u tuyến giáp vẫn chưa được biết rõ, nhưng các yếu tố dưới đây được cho là nguyên nhân gây bệnh
- Bức xạ ion hóa
Bức xạ ion hóa là một trong những yếu tố nguy cơ được biết đến đối với cả nhân giáp lành tính và ác tính. Số người bị u tuyến giáp bởi trường hợp này được biết đến với tỷ lệ 2%/ năm. Tỷ lệ bệnh ác tính ghi nhận cao là từ 20-50% trong số các ca mắc do bức xạ ion.
- Thiếu hoặc thừa i-ốt
Thiếu hoặc thừa i-ốt trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày có thể khiến cho tuyến giáp phát triển các nhân.
Các yếu tố khác như:
- Béo phì
- Uống rượu bia, đồ uống có cồn
- U xơ tử cung
- Hội chứng chuyển hóa
- Hút thuốc lá
Các Chuẩn đoán u tuyến giáp.
Để xác định chính xác bạn có mắc u tuyến giáp hay không, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm sau:
- Siêu âm, chụp CT hoặc MRI: Các phương pháp này có thể cung cấp hình ảnh chi tiết về u tuyến giáp và giúp xác định kích thước, vị trí và đặc điểm của u tuyến giáp.
- Sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA) – Đây là một thủ thuật đơn giản trong đó một mẫu tế bào nhỏ được lấy ra khỏi khối nhân bằng một cây kim mỏng và được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định xem nó có phải là ung thư hay không.
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp – Xét nghiệm máu có thể đo nồng độ hormone tuyến giáp và TSH (hormone kích thích tuyến giáp) trong cơ thể và xác định xem u tuyến giáp có sản xuất quá nhiều hormone hay không.
Điều trị u tuyến giáp
Để điều trị u tuyến giáp thông thường các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp dựa vào kích thước khối u, vị trí và tính chất khối u (lành tính hay ác tính).
- Điều trị bằng thuốc kháng giáp / Bổ sung hormon
Đây là phương pháp phổ biến nhất để điều trị u tuyến giáp. Thuốc kháng giáp giúp bổ sung các hormon giáp thiếu hụt trong cơ thể. Điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Điều trị bằng phẫu thuật
Nếu u tuyến giáp quá lớn và gây áp lực lên các cơ quan xung quanh, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ nó. Trong đó, nội soi loại bỏ u giáp qua đường miệng
là phương án được nhiều người lựa chọn do không để lại sẹo. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao và đưa ra các biện pháp chăm sóc để tránh các biến chứng.
- Đốt sóng cao tần RFA
Đây là phương pháp mới điều trị u tuyến giáp mới, được sử dụng khá phổ biến trong thực hành lâm sàng hiện nay.
Phương pháp đốt sóng cao tần RFA sử dụng một kim siêu mỏng được đưa vào u tuyến giáp dưới hình thức siêu âm để xác định vị trí và kích thước của u tuyến giáp. Sau đó, sóng cao tần được áp dụng vào kim để tạo ra nhiệt độ cao, làm tuyến giáp bị đốt cháy và tiêu diệt các tế bào u.
Cách phòng ngừa u tuyến giáp
Mặc dù có nhiều yếu tố dẫn đến việc hình thành khối u tuyến giáp như: Do di chứng viêm tuyến giáp; Tiếp xúc với hóa trị, xạ trị; Di truyền,… tuy nhiên theo các chuyên gia, sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch là nguyên nhân cốt lõi gây bệnh. Mặc dù, các biện pháp điều trị theo tây y hiện nay giúp giảm triệu chứng, thu nhỏ khối u nhưng chưa tác động được vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh – đó là điều hòa hệ miễn dịch. Không giống với phẫu thuật – một phương pháp can thiệp khá nguy hiểm. Tuy vậy bạn có thể giảm nguy cơ phát triển hạt giáp thông qua quản lý các yếu tố nguy cơ gây bệnh sau.
- Không tiếp xúc với nguồn phát ra bức xạ. Người làm việc trong môi trường này phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình bão hộ quy định.
- Thường xuyên theo dõi vùng cổ xem có bất thườn không
- Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý kết hợp tập thể dục thể thao thường xuyên
- Trách sử dụng rượu bia các chất kích thích ngăn ngừa sự phát triển bất thường của tuyến giáp.
- Dùng muối iod
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì để phát hiện và chữa trị kịp thời.
Ngoài ra bạn có thể bổ sung một số thực phẩm có chứa các thảo dược để hạn chế sự phát triển của bệnh. Cách này không nguy hiểm bằng các phương pháp nêu trên nhưng phần nào hạn chế bệnh rất hiệu quả.
Trên đây là những biểu hiện của u tuyến giáp và cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả. Nếu có câu hỏi cần chuyên gia giải đáp, bạn hãy để lại bình luận phía dưới nhé.